Chiến lược 5B nâng cao hiệu quả tuyển dụng mùa cao điểm

Tuyển dụng

Để nâng cao hiệu quả, doanh nghiệp cần sớm tiếp cận nguồn ứng viên chất lượng, từ đó tìm ra được ứng viên phù hợp với yêu cầu và nuôi dưỡng, thu hút họ trong thời điểm cạnh tranh, khi tuyển dụng số lượng lớn và cần tuyển gấp. 

Thách thức & Cơ hội tuyển dụng sau Tết 

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, thị trường lao động thường trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm các doanh nghiệp bắt đầu tuyển dụng nhân sự mới để phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm. Bên cạnh đó, nhiều người lao động cũng tận dụng dịp này để tìm kiếm cơ hội việc làm mới.

Thách thức 

Thị trường lao động sau Tết thường có tính cạnh tranh cao. Các doanh nghiệp cần phải có chiến lược tuyển dụng hiệu quả để thu hút được nguồn nhân lực chất lượng. Bên cạnh đó, họ cũng cần phải có chính sách đãi ngộ hấp dẫn để giữ chân người lao động.

Cơ hội

Việc người lao động cởi mở với các cơ hội việc làm mới là tín hiệu tích cực cho các doanh nghiệp. Điều này giúp họ có nhiều lựa chọn hơn trong việc tuyển dụng nhân sự. Ngoài ra, những người lao động mới thường có nhiều năng lượng và nhiệt huyết, có thể mang đến “luồng gió mới” cho doanh nghiệp.

Lúc này, các doanh nghiệp cần làm gì để tận dụng cơ hội để thu hút và giữ chân nguồn nhân lực chất lượng, góp phần phát triển doanh nghiệp. Trong bài viết sau, cùng iVIEC tìm hiểu chiến lược 5B để nâng cao hiệu quả tuyển dụng mùa cao điểm.

Mô hình 5B trong tuyển dụng hiệu quả

Tuyển dụng

Mô hình 5B bao gồm: 3B đầu tiên về việc xây dựng tin đăng tuyển dụng như thế nào để thu hút ứng viên, và 2B còn lại sẽ về câu chuyện xây dựng kênh tuyển dụng và hình ảnh công ty. 

Cụ thể:

  • Be yourself: Xây dựng hình ảnh công ty rõ ràng và chân thực.
  • Be unique: Xác định giá trị khác biệt của công ty để thu hút ứng viên.
  • Build post relevant: Nội dung tin tuyển dụng phải nổi bật được sự khác biệt của công ty và công việc, đồng thời phù hợp với tính cách hay mối quan tâm của ứng viên tiềm năng.
  • Build channels: Xác định kênh tiếp cận phù hợp với ứng viên mục tiêu.
  • Branding: Xây dựng hình ảnh công ty là một nơi làm việc hấp dẫn.

Trong đó: 

Be yourself – Xây dựng Hình ảnh công ty

Trước khi xây dựng tin tuyển dụng, nhà tuyển dụng cần xác định rõ hình ảnh công ty của mình là gì. Điều này thể hiện qua văn hóa, môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ,…

Tin tuyển dụng cần phản ánh đúng hình ảnh của công ty. Ví dụ, nếu công ty có văn hóa trẻ trung, năng động, thì tin tuyển dụng cũng cần thể hiện được điều đó.

Be unique – Giá trị khác biệt

Mỗi công ty đều có những giá trị khác biệt của riêng mình. Điều này có thể là lương thưởng, môi trường làm việc, chế độ đãi ngộ, lộ trình thăng tiến,…

Nhà tuyển dụng cần xác định được giá trị khác biệt của công ty mình và làm nổi bật điều này trong tin tuyển dụng. Điều này sẽ giúp thu hút ứng viên tiềm năng.

Để tìm và xác lập điểm khác biệt của công ty, HR nên:

  • Liệt kê ra những phúc lợi, đãi ngộ của công ty;
  • Đối chiếu với phúc lợi, đãi ngộ của các công ty cạnh tranh;
  • Chọn ra 2-3 điểm có thể điều chỉnh để tạo được sự khác biệt nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến chi phí.

Lời khuyên cho các HR khi tìm hiểu về điểm khác biệt của công ty là nên nắm được đầy đủ các chính sách, phúc lợi của công ty với nhân viên. 

Cán bộ tuyển dụng có thể lắng nghe những nhân viên bên ngoài phòng nhân sự “nói”. Có thể bắt đầu bằng những khảo sát nhỏ cho một phòng ban, để nhân sự ở đó chia sẻ về những điều họ thích ở công việc, môi trường làm việc, người quản lý, đội/nhóm,… 

Nhờ vậy, cán bộ tuyển dụng sẽ thêm thấu hiểu những đặc trưng của phòng ban này. Đồng thời, có thể đo được mức độ gắn kết của nhân viên với vị trí công việc, phòng ban. Cũng từ đó, có thể tìm ra được “mẫu số chung” cảm nhận của nhân viên, và có thêm được những điểm khác biệt (USPs) cho công ty để truyền thông đến ứng viên.

Build post Relevant – Tính chất nội dung thu hút ứng viên

Tin tuyển dụng cần ngắn gọn, súc tích và tập trung vào những thông tin quan trọng. Nội dung tin tuyển dụng cần nổi bật được sự khác biệt của công ty và công việc.

Tin tuyển dụng cũng cần phù hợp với tính cách hay mối quan tâm của ứng viên tiềm năng. Ví dụ, nếu công ty đang tuyển dụng nhân viên kinh doanh, thì tin tuyển dụng cần nhấn mạnh đến những yếu tố như khả năng giao tiếp, thuyết phục,…

Build channels – Xây dựng kênh tiếp cận

Ứng viên tìm việc có thể sử dụng nhiều kênh khác nhau để tìm kiếm cơ hội việc làm. Nhà tuyển dụng cần xác định kênh tiếp cận phù hợp với ứng viên mục tiêu của mình.

Một số kênh tiếp cận phổ biến bao gồm:

  • Kênh online: Facebook, trang web tuyển dụng, hội chợ việc làm,…
  • Kênh offline: Trung tâm hỗ trợ việc làm, trường đại học,…
  • Kênh referral: Tận dụng sức ảnh hưởng và lời giới thiệu của những nhân viên trong công ty.
  • Nhà tuyển dụng có thể chạy thử các chiến dịch quảng bá trên từng kênh để đánh giá hiệu quả. 

Quan trọng, các nhà tuyển dụng cần thực hiện thống kê tuyển dụng. Tức là thực hiện thu thập, tính toán số liệu về số lượng ứng viên và tỉ lệ chuyển đổi ở từng nguồn. Việc này giúp xác định được kênh nào mang lại nhiều ứng viên nhất (số lượng ứng viên cao nhất) và kênh nào tuyển dụng được hiệu quả nhất (tỉ lệ chuyển đổi cao nhất). Bên cạnh dữ liệu tuyển dụng, thì nhà tuyển dụng cần xem xét về nguồn lực, từ đó tìm ra những kênh phù hợp nhất để tập trung và ưu tiên.

Branding (Employer Branding) – Xây dựng Thương hiệu nhà tuyển dụng

Thương hiệu nhà tuyển dụng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định ứng tuyển của ứng viên. Nhà tuyển dụng cần xây dựng hình ảnh công ty là một nơi làm việc hấp dẫn.

Có nhiều cách để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng, chẳng hạn như:

  • Tạo nội dung hấp dẫn trên website, mạng xã hội,…
  • Tham gia các hoạt động liên quan đến tìm việc, ngành nhân sự.
  • Tận dụng sức ảnh hưởng của nhân viên trong công ty.

Lưu ý

Để áp dụng mô hình 5B hiệu quả, nhà tuyển dụng cần xác định được “Người muốn tuyển thực sự là ai?”. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc lập Candidate Profile cho từng vị trí tuyển dụng.

Tuyển dụng

Candidate Profile là một tài liệu mô tả chi tiết về người mà nhà tuyển dụng muốn tuyển dụng. Nó bao gồm các thông tin như:

  • Kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ học vấn
  • Tính cách, năng lực, sở thích
  • Mục tiêu nghề nghiệp

Việc lập Candidate Profile có nhiều lợi ích, bao gồm:

  • Giúp nhà tuyển dụng tạo ra tin đăng tuyển và lựa chọn kênh tiếp cận thu hút đối tượng mục tiêu.
  • Tránh việc không hiểu nhau trong quá trình làm việc và có thông tin để đối chiếu khi số lượng hồ sơ bị từ chối tăng.
  • Nắm được những tiêu chí riêng và “độc quyền” của từng Hiring Manager.

Để lập Candidate Profile, nhà tuyển dụng cần làm việc với Hiring Manager – người yêu cầu tuyển dụng và đưa ra quyết định lựa chọn ứng viên. Hai bên cần thảo luận kỹ lưỡng về các yêu cầu công việc, mục tiêu tuyển dụng và tiêu chí đánh giá ứng viên.

Dựa trên kết quả thảo luận, nhà tuyển dụng sẽ xây dựng Candidate Profile chi tiết và chính xác. Đây là một tài liệu quan trọng, giúp nhà tuyển dụng có được chiến lược tuyển dụng hiệu quả và thu hút được những ứng viên phù hợp nhất. Mô hình 5B cũng được chị Nguyễn Hoài Vinh – HRBP Manager từ Sanofi

Đồng hành cùng doanh nghiệp săn ứng viên thành công trong mùa cao điểm tuyển dụng 2024, iVIEC Talent Management tiếp tục hỗ trợ ĐĂNG TIN MIỄN PHÍ KHÔNG GIỚI HẠN SỐ LƯỢNG. 

Anh/Chị có thể tạo tài khoản nhà tuyển dụng tại đây để sử dụng quyền lợi này. Đừng để “tháng giêng là tháng ăn chơi” và kế hoạch tuyển dụng đặt ra mãi “nằm trên giấy”, hãy từng bước hiện thực hóa mục tiêu 2024 với iVIEC.

Tạm kết

Mô hình 5B là một mô hình tuyển dụng hiệu quả giúp các doanh nghiệp thu hút được nguồn nhân lực chất lượng. Bằng cách áp dụng mô hình này, các doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược tuyển dụng hiệu quả, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và ứng viên. 

Với nỗ lực đồng hành cùng Quý doanh nghiệp trên con đường tuyển dụng nhân sự thành công về lâu dài, iVIEC sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin về xu hướng, tài liệu, báo cáo hữu ích cho doanh nghiệp. Rất hy vọng nhận được sự ủng hộ của các Quý doanh nghiệp trong các nội dung đăng tải trên insider.iviec.vn sắp tới.