Tối ưu tin tuyển dụng như thế nào để thu hút ứng viên tài năng 

tin tuyển dụng

Dù trong bối cảnh nào, một tin tuyển dụng ấn tượng, thu hút sẽ luôn tạo lợi thế cho doanh nghiệp trên thị trường lao động. Tin tuyển dụng là bước đầu để nhà tuyển dụng tạo ấn tượng với ứng viên, bởi vậy nó cũng cần được trau chuốt và chú trọng hơn.  

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc thêm thắt các yếu tố hoa mỹ, ngôn từ thật hào nhoáng, hứa hẹn…vào tin tuyển dụng hay mô tả công việc. Tất cả tiêu chí cốt lõi tạo nên một tin tuyển dụng có khả năng chuyển đổi ứng viên là sự chính xác và rõ ràng. Và khi được chia sẻ rộng rãi, có thể tăng độ phủ cho tổ chức trong tuyển dụng, giúp sàng lọc được những nhân tố sáng giá và chứng tỏ sự chuyên nghiệp của công ty. 

Cấu trúc của tin tuyển dụng 

Trước khi viết bài viết này, đội ngũ của iVIEC Talent Management đã xem qua hàng loạt tin tuyển dụng của các công ty khi đăng tuyển. Chúng tôi nhận thấy dường như doanh nghiệp có xu hướng gộp tin tuyển dụng công khai và mô tả công việc lại làm một. 

Một lời khuyên của chúng tôi là cán bộ tuyển dụng nên tùy chỉnh tin tuyển dụng cho phù hợp với nơi đăng tải (trên mạng xã hội, trên các trang mạng việc làm, qua email…). Bên cạnh đó, hãy bổ sung một bản mô tả công việc chi tiết và đăng tải trên chuyên trang tuyển dụng của doanh nghiệp. 

Dưới đây là cấu trúc của tin tuyển dụng phổ biến: 

tin tuyển dụng

Tùy theo yêu cầu riêng của từng vị trí hay doanh nghiệp, nhà tuyển dụng có thể thêm, sửa chi tiết khác so với cấu trúc bảng mẫu mô tả công việc phía trên.

Gợi ý xây dựng tin tuyển dụng chất lượng 

Job Title (Tiêu đề tin tuyển dụng)

tin tuyển dụng

Đặt tên Job Title (tiêu đề ứng tuyển) cụ thể, rõ ràng

Job Title là một trong những yếu tố quyết định việc ứng viên tiềm năng có tìm ra và ứng tuyển vào vị trí của bạn hay không? Một Job Title được xem là hiệu quả cần đảm bảo tính chính xác –  tính thực tiễn – dễ hiểu.

Ví dụ: 

  • Nếu vị trí cần tuyển bao gồm cả công việc quản lý, điều phối đội nhóm thì bạn cần dùng chức danh Leader / Manager. 
  • Nếu vị trí cần tuyển làm về chuyên môn trong 1 lĩnh vực thì có thể dùng Specialist. 

Nếu vị trí cần tuyển làm về chuyên môn đặc thù như trong lĩnh vực IT, Job Title cần sử dụng đúng từ chuyên ngành. Tuy nhiên, hãy đơn giản thuật ngũ đó để ứng viên hiểu được bạn đang tìm người như thế nào. 

Trình bày Job Title chuyên nghiệp 

Đội ngũ iVIEC Talent Management gặp nhiều trường hợp, Job Title được trình bày một cách sơ sài (ví dụ: sales manager, trưởng phòng kinh doanh, ….). Điều này rất dễ dẫn đến nhận định chủ quan của ứng viên về tính chuyên nghiệp của bộ phận tuyển dụng / doanh nghiệp trong quá trình thu hút nhân tài. 

Cán bộ phụ trách tuyển dụng chỉ cần thay đổi cách trình bày Job Title tinh tế hơn bằng cách viết hoa chữ cái đầu tiên của Job Title (ví dụ: Sales Manager, Trưởng Phòng Kinh Doanh,…) sẽ giúp tin đăng trở nên thu hút, ấn tượng và xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt ứng viên. 

Đồng nhất ngôn ngữ trong Job Title

Việc sử dụng ngôn ngữ thống nhất cho tiêu đề đăng tuyển sẽ giúp ứng viên dễ dàng tìm (search) thấy tin tuyển dụng của bạn trên các trang việc làm. Điều này nâng cao cơ hội tiếp cận đúng ứng viên cũng như giúp ứng viên tìm đúng việc dễ dàng hơn.

Thêm thông tin bổ trợ vào Job Title giúp ứng viên sàng lọc trước

Để tiết kiệm thời gian, hãy để ứng viên tự sàng lọc trước khi nhà tuyển dụng dành thời gian sàng lọc ứng viên bằng cách thêm thông tin bổ trợ vào Job Title. Các tính từ bổ trợ gồm kinh nghiệm (senior, junior, fresher…), tính cấp thiết của vị trí (Urgent, tuyển gấp).

Ví dụ: 

  • Senior Account Executive, Junior Software Developer
  • Java Developer – Urgent, Chuyên viên điều phối – Tuyển gấp

Sử dụng từ khóa cho công cụ tìm kiếm

Từ khóa trên Job Title nên là một từ khóa ngách, cụ thể, rõ ràng. Ví dụ như từ khóa “cán bộ tuyển dụng” thì nên tối ưu một cách cụ thể như là “nhân viên tuyển dụng lĩnh vực SAAS”, nhân viên kinh doanh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ”, … Từ khóa càng khái quát, độ cạnh tranh càng cao và các doanh nghiệp nhỏ sẽ muốn tránh càng nhiều càng tốt.

Loại bỏ các thông tin không cần thiết 

Theo chia sẻ từ một số chuyên gia nhân sự, khi tiêu đề tin tuyển dụng xuất hiện tên doanh nghiệp, nội dung ngoài chức danh công việc (số lượng, địa điểm, sản phẩm, đối tượng làm việc, phòng ban, lương, ngôn ngữ, giới tính…) sẽ ảnh hưởng tới thứ hạng của kết quả tìm kiếm, giảm lượng hồ sơ ứng viên ứng tuyển trực tiếp. Các cụm từ như “Tuyển”, “làm việc tại”, “phòng…” cũng không nên xuất hiện ở Job Title.

Ví dụ: 

  • Công ty A tuyển Nhân Viên Kinh Doanh
  • Tuyển Nhân Viên Kinh Doanh thu nhập up to 50 Triệu/tháng. 

Tuy nhiên đó chỉ là kinh nghiệm từ những người thuộc một số lĩnh vực đặc thù, bạn cần thử nghiệm và đúc kết cho mình kinh nghiệm riêng phù hợp với ngành nghề của doanh nghiệp. 

Job Responsibilities (vai trò & trách nhiệm) cụ thể 

Mục tiêu của phần Job Responsibilities cần giúp ứng viên hình dung một ngày/tháng làm việc sẽ như thế nào một cách ngắn gọn nhất. Bạn có thể chia nhỏ nhiệm vụ công việc, tuy nhiên số lượng chỉ nên từ 5-10 gạch đầu dòng. 

Ví dụ: Đối với Quản lý Digital Marketing, thay vì viết “Bạn sẽ lãnh đạo phòng Digital Marketing“, có thể diễn đạt như sau:

  • Quản lý các kênh Digital marketing (website, blog, email và mạng xã hội) để đảm bảo hình ảnh thương hiệu được nhất quán
  • Quản lý các tài khoản trên mạng xã hội của công ty.
  • Đo lường ROI và KPI trong mức ngân sách cho phép
  • Một điểm cần lưu ý, người tuyển dụng và người phỏng vấn nên thống nhất về yêu cầu công việc để tránh sự xung đột sau này.

HR Tips: 

Bạn nên làm việc với trưởng bộ phận để cùng chia nhỏ vai trò của vị trí đó theo đầu việc chính. Hãy tránh những mô tả chung chung cũng như không đi vào chi tiết từng phần nhỏ lẻ. 

Job Requirement (Yêu cầu công việc)

Mục tiêu của phần này là giúp ứng viên hình dung được “như thế nào là phù hợp”. Do đó, bạn hãy liệt kê các tiêu chí mà ứng viên cần thoả mãn. Sau đó, ngồi cùng trưởng bộ phận để rút gọn / bổ sung thêm những tiêu chí còn thiếu / có thể gạch bỏ. 

HR Tips: 

Đừng cố gắng liệt kê quá chi tiết các bằng cấp, chứng chỉ, kxy năng…ứng viên cần phải có. Cũng như đặt quá nhiều tiêu chuẩn sẽ khiến ứng viên thiếu tự tin để ứng tuyển. Dù vậy, các yêu cầu cũng cần cụ thể mới giúp ứng viên hiểu rõ được mình cần trang bị gì để đảm bảo tốt công việc. 

Job Benefit – Chế độ đãi ngộ 

Mục tiêu của phần này cần tạo động lực để ứng viên ra quyết định ứng tuyển. Hãy thể hiện các lợi ích hấp dẫn nhất của doanh nghiệp, bao gồm:

  • Các lợi ích cơ bản như lương thưởng, chế độ phúc lợi theo Nhà nước, chính sách bảo hiểm riêng…
  • Lợi ích cộng thêm như cơ hội học tập, phát triển chuyên môn, quà tặng dịp lễ Tết, hỗ trợ, trợ cấp…
  • Các đặc quyền khác như làm việc linh hoạt, hoạt động gắn kết tập thể…

About us 

Mục tiêu của phần này là để doanh nghiệp tạo ấn tượng mạnh mẽ với ứng viên tiềm năng. Hãy cố gắng giới thiệu một cách chân thành và cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để ứng viên đánh giá được mức độ “hợp gu” của họ với công ty. 

Các thông tin bạn có thể thêm vào gồm:

  • Sản phẩm / dịch vụ, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, môi trường…
  • Phòng ban / đội nhóm mà họ sẽ làm việc cùng 
  • Công cụ / công nghệ họ sẽ sử dụng 
  • Nhóm khách hàng họ cần phục vụ 
  • Các thành tựu đã đạt được…

Tạm kết 

Một tin tuyển dụng được viết đúng là bước đầu giúp bạn đến gần với ứng viên tiềm năng. Nếu bạn chưa biết tiếp cận ứng viên như thế nào cho hiệu quả, viết tin tuyển dụng hay mô tả công việc như nào để thu hút ứng viên, hãy sử dụng các mẫu sẵn có trên iVIEC Talent Management. 

Đăng ký trải nghiệm iVIEC Talent Management tại đây!