Thủ tục nhận BHXH một lần năm 2023 người làm nhân sự cần biết

BHXH

Thủ tục, trình tự lấy Bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần cần giấy tờ gì là những vấn đề pháp lý cơ bản nhất mà người làm nhân sự cần biết để tư vấn, hỗ trợ người lao động khi cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết 3 cách nộp hồ sơ rút BHXH một lần cũng như tổng hợp điều kiện được rút và quyền lợi khi rút BHXH 1 lần.

Điều kiện rút bảo hiểm xã hội một lần

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ: “Người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

BHXH

Tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ Y tế quy định: “Ngoài trường hợp đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 60 Luật BHXH, người mắc các bệnh, tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn được hưởng BHXH một lần”.

Thủ tục giải quyết hưởng BHXH một lần

Căn cứ Điều 109 Luật BHXH và Điểm 9 Mục III Phần B thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 222/QĐ-BHXH ngày 25/2/2020 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam;

Thành phần hồ sơ:

  • Bản chính sổ BHXH;
  • Bản chính Đơn đề nghị (Mẫu số 14-HSB);
  • Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau: Hộ chiếu do nước ngoài cấp; Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài; Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 5 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp;
  • Trường hợp bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS: Trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án. Nếu bị mắc các bệnh khác thì thay bằng Biên bản giám định mức suy giảm từ 81% khả năng lao động trở lên của Hội đồng Giám định y khoa thể hiện tình trạng không tự phục vụ được;
  • Trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu tiền phí, lệ phí giám định;
  • Bản chính Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong Quân đội có hưởng phụ cấp khu vực (Mẫu số 04B-HBQP ban hành kèm theo Thông tư số 136/2020/TT-BQP ngày 29/10/2020) đối với người có thời gian phục vụ trong Quân đội trước ngày 1/1/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mà sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin làm căn cứ tính phụ cấp khu vực.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Cách thức thực hiện: Có thể nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức qua giao dịch điện tử; qua dịch vụ bưu chính công ích; trực tiếp tại cơ quan BHXH.

Thời hạn giải quyết: Tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Cần lưu ý những gì khi thực hiện rút bảo hiểm xã hội 1 lần online (trực tuyến)

  • Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ
  • Chuyển các giấy tờ từ dạng giấy sang định dạng điện tử
  • Cần kiểm tra kỹ thông tin trước khi nộp hồ sơ: Người lao động cần kiểm tra kỹ thông tin trong hồ sơ trước khi nộp. Nếu có sai sót, hồ sơ sẽ bị trả về và người lao động sẽ phải nộp lại hồ sơ.
  • Cần lưu lại mã hồ sơ: Mã hồ sơ là một dãy số được hệ thống cấp khi người lao động nộp hồ sơ. Người lao động cần lưu lại mã hồ sơ để theo dõi kết quả giải quyết hồ sơ.
  • Đăng ký tài khoản và tích hợp chữ ký số trên Cổng dịch vụ công quốc gia: Để được rút tiền BHXH trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia, người lao động cần đảm bảo có 2 điều kiện sau:
  • Đã được cấp sổ BHXH bản điện tử.
  • Đăng ký và có tài khoản đã được xác nhận trên Cổng dịch vụ công Quốc gia và tích hợp chữ ký số (ký điện tử) trong ứng dụng trên thiết bị di động.

Mức hưởng BHXH một lần đối với người lao động tham gia BHXH

BHXH

Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đã đóng BHXH năm 2023

Mức bình quân tiền lương tháng đã đóng BHXH là căn cứ quan trọng để tính tiền BHXH một lần. Hiện nay, cách tính mức bình quân tiền lương tháng/thu nhập tháng đã đóng BHXH được xác định như sau:

Bước 1: Xác định mức điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng BHXH

Người lao động yêu cầu nhận BHXH một lần năm 2023 thì xác định mức điều chỉnh (hệ số trượt giá BHXH) theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH như sau:

– Đối với người đóng BHXH bắt buộc, hệ số trượt giá BHXH như sau:

NămTrước 199519951996199719981999200020012002200320042005200620072008
Mức điều chỉnh5,264,464,224,093,803,643,703,713,573,463,212,962,762,552,07
Năm200920102011201220132014201520162017201820192020202120222023
Mức điều chỉnh1,941,771,501,371,281,231,231,191,151,111,081,051,031,001,00

Đối với người đóng BHXH tự nguyện, hệ số trượt giá BHXH như sau:

Năm20082009201020112012201320142015
Mức điều chỉnh2,071,941,771,501,371,281,231,23
Năm20162017201820192020202120222023
Mức điều chỉnh1,191,151,111,081,051,031,001,00

Bước 2: Tính tiền lương tháng/thu nhập tháng sau điều chỉnh (L1, L2… Ln)

L1 = Tiền lương/thu nhập làm căn cứ đóng BHXH X Mức điều chỉnh tương ứng X Số tháng đã tham gia theo từng giai đoạn

Bước 3: Tính tổng tiền lương/thu nhập tháng đã đóng BHXH sau điều chỉnh cho toàn bộ thời gian chưa hưởng BHXH 1 lần (L)

Bước 4: Tính tổng thời gian đã tham gia BHXH (T)

Bước 5: Tính mức bình quân tiền lương/thu nhập (Lbq)

Lbq = L/T

Ví dụ: Nguyễn Văn A được công ty đóng BHXH từ tháng 1/2019, đến hết tháng 1/2022 thì xin nghỉ việc. Đến tháng 2/2023, Nguyễn Văn A nộp hồ sơ rút tiền BHXH một lần. Vậy mức tiền bình quân tiền lương tháng đã đóng BHXH được tính thế nào? Biết rằng tiền lương tháng đã đóng BHXH của các năm như sau:

+ Từ tháng 01/2019 – tháng 12/2019: 5.000.000 đồng/tháng;

+ Từ tháng 01/2020 – tháng 9/2020: 5.500.000 đồng/tháng;

+ Từ tháng 10/2020 – tháng 12/2020: 6.000.000 đồng/tháng;

+ Từ tháng 01/2021 – tháng 5/2021: 6.500.000 đồng/tháng;

+ Từ tháng 6/2021 – tháng 10/2021: Nghỉ không lương;

+ Từ tháng 11/2021 – tháng 12/2021: 6.500.000 đồng/tháng;

+ Tháng 01/2022: 7.000.000 đồng/tháng.

Giải đáp:

Bước 1: Xác định mức điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng BHXH năm 2023

Theo hệ số trượt giá BHXH năm 2023 thì Nguyễn Văn A đóng BHXH từ tháng 01/2019 đến tháng 01/2022 thì sẽ có mức điều chỉnh lần lượt là 1,08; 1,05; 1,03; 1,00.

Bước 2: Tính tiền lương tháng/thu nhập tháng sau điều chỉnh (L1, L2, …Ln)

+ Từ tháng 01/2019 – tháng 12/2019:

L1 = 5.000.000 (Tiền lương/thu nhập làm căn cứ đóng BHXH) X 1,08 (Mức điều chỉnh tương ứng) X 12 (Số tháng đã tham gia theo từng giai đoạn) =  64.800.000 đồng.

+ Từ tháng 01/2020 – tháng 9/2020: L2 = 5.500.000  X  1,05  X  9 = 51.975.000 đồng.

+ Từ tháng 10/2020 – tháng 12/2020: L3 = 6.000.000  X  1,05  X  3 = 18.900.000 đồng.

+ Từ tháng 01/2021 – tháng 5/2021: L4 = 6.500.000  X  1,03  X  5 = 33.475.000 đồng.

+ Từ tháng 6/2021 – tháng 10/2021: L5 = 0

+ Từ tháng 11/2021 – tháng 12/2021: L6 = 6.500.000  X  1,03  X  2 = 13.390.000 đồng.

+ Tháng 01/2022: L7 = 7.000.000 đồng.

Bước 3: Tính tổng tiền lương/thu nhập tháng đã đóng BHXH sau điều chỉnh cho toàn bộ thời gian chưa hưởng BHXH 1 lần (L)

L = L1 + L2 + L3 + L4 + L5 + L6 + L7 =  189.540.000 đồng

Bước 4: Tính tổng thời gian đã tham gia BHXH (T)

T = 12 tháng  + 9 tháng + 3 tháng + 5 tháng + 2 tháng + 1 tháng = 32 tháng.

Bước 5: Tính mức bình quân tiền lương/thu nhập (Lbq)

Lbq = L/T = 189.540.000 / 32 = 5.923.125 đồng/tháng.

Thời gian rút bảo hiểm xã hội: 5-10 ngày

Theo quy định hiện hành, thời gian giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần tối đa là 10 ngày, kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ theo quy định. Tuy nhiên, đối với trường hợp NLĐ ra nước ngoài định cư thì thời gian giải quyết được rút ngắn còn 5 ngày. Như vậy, thời gian rút bảo hiểm xã hội không quá lâu, chỉ mất khoảng 5-10 ngày là người lao động đã có thể nhận được tiền.

BHXH

Lưu ý: Thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn nếu hồ sơ của người lao động không đầy đủ hoặc có sai sót.

Dưới đây là một số trường hợp có thể kéo dài thời gian giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần:

  • Hồ sơ không đầy đủ hoặc có sai sót.
  • Cơ quan bảo hiểm xã hội cần xác minh thêm thông tin.
  • Người lao động không có tài khoản ngân hàng hoặc không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng.
  • Người lao động nộp hồ sơ rút bảo hiểm xã hội qua bưu điện.

Để rút ngắn thời gian giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác. Đồng thời, cần cung cấp đầy đủ thông tin tài khoản ngân hàng để nhận tiền.

Cách tham gia BHXH sau khi đã rút BHXH một lần

Sau khi được xác nhận rằng rút BHXH một lần rồi vẫn có thể đóng lại bình thường. Theo quy định, nếu người tham gia bảo hiểm xã hội rút BHXH 1 lần thì thời gian đóng BHXH trước đó của người lao động sẽ bị xóa bỏ.

Với những ai muốn tiếp tục tham gia BHXH một lần nữa thì tham khảo làm theo 1 trong 2 cách dưới đây:

Cách 1: Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc gồm có:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
  • Cán bộ, công chức, viên chức;
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
  • Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
  • Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
  • Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
  • Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
  • Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.

Nếu thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như nêu trên mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng sức khỏe còn tốt, còn khả năng lao động thì NLĐ nên tiếp tục làm việc để tham gia BHXH tại đơn vị làm việc mới.

Cách 2: Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Nếu những người không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng vẫn muốn tham gia đóng BHXH thì có thể lựa chọn hình thức đóng tự nguyện. Mức đóng BHXH tự nguyện có ưu điểm là nhiều phương thức đóng đa dạng hơn, không áp đặt. NLĐ có thể đóng BHXH tự nguyện theo tháng, theo năm hoặc theo chu kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng 1 lần tùy theo khả năng của mỗi người.

Kết luận 

Bài viết đã chia sẻ chi tiết cách lấy bảo hiểm xã hội cần giấy tờ gì theo quy định của Pháp luật. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn nắm được quy trình và làm thủ tục nhanh chóng. Ngoài ra, người lao động yên tâm rằng khi đã rút bảo hiểm xã hội một lần thì vẫn có thể đóng lại bảo hiểm xã hội và hưởng quyền lợi theo quy định.

Để cập nhật thêm thông tin về các chính sách bảo hiểm xã hội, người lao động có thể truy cập hrinsider.iviec.vn.