Quiet managing

“Quiet managing”: Nhân viên có xu hướng muốn được lãnh đạo bằng sự tin tưởng và trao quyền

Sau nhiều năm được quản lý vi mô (micromanaging) và năng suất (productivity), nhân viên có xu hướng muốn được quản lý một cách âm thầm – Quiet managing vào năm 2024. 

Nếu như 2023 chứng kiến một loạt xu hướng “âm thầm – Quiet”: quiet quitting (nghỉ việc âm thầm), quiet firing (sa thải âm thầm), quiet cutting (cắt giảm nhân sự âm thầm)…thì trong năm 2024 này, xu hướng đó không còn nữa. Giữa những lo ngại về việc bị sa thải và bối cảnh kinh tế ảm đạm, nhân viên không mấy hào hứng với việc “ im lặng nghỉ việc”. 

Thay vì chuyển việc để tìm một nơi làm việc đáp ứng mọi nhu cầu của mình, nhân viên sẵn sàng thỏa hiệp để có được những chế độ mong muốn, chẳng hạn như làm việc từ xa. 

Đổi lại, điều họ yêu cầu rất đơn giản: được “Được quản lý một cách âm thầm” – Quiet managing, nơi các nhà quản lý lùi lại một bước và để nhân viên làm việc tốt nhất mà không cần phải kiểm soát một cách không cần thiết.

Quản lý vi mô (Micromanaging) đã biến mất, Quản lý âm thầm (Quiet Managing) đang diễn ra

Không ai thích một người quản lý vi mô. Nhưng kể từ khi đại dịch bắt đầu, việc quản lý vi mô trở nên phổ biến hơn. 

Sự gia tăng mạnh mẽ của công việc từ xa khiến các nhà quản lý phải cố gắng tìm ra cách quản lý nhóm mà không gặp mặt trực tiếp, nhường chỗ cho các xu hướng như “hoang tưởng về năng suất ” (productivity paranoia) và gây mất lòng tin giữa nhân viên và doanh nghiệp.

Ngay cả khi họ không nhận ra điều đó, nhiều nhà quản lý đã áp dụng tư duy quản lý vi mô để theo dõi nhân viên và đảm bảo năng suất, chẳng hạn như kiểm tra thường xuyên hơn. Nhưng dữ liệu gần đây từ Slingshot cho thấy rằng điều này có thể đang làm giảm năng suất. Nhân viên đang mong chờ một kỷ nguyên mới của quản lý “dẫn dắt âm thầm và lặng lẽ” – Quietly managing.

Quiet managing

Quiet Managing là gì?

Quiet managing là phương pháp quản lý tối giản hóa sự kiểm soát. Trái ngược với quản lý vi mô (micromanaging), Quiet Managing được định nghĩa bởi chuyên gia tư vấn nghề nghiệp Adam Broda với những đặc điểm sau:

Tôn trọng sự tự do: Không giám sát thời gian làm việc của nhân viên.

Tăng cường sự linh hoạt: Cho phép nhân viên lựa chọn nơi làm việc phù hợp.

Khuyến khích nghỉ ngơi: Tạo môi trường thoải mái để nhân viên nghỉ ngơi mà không cảm thấy gánh nặng.

Hạn chế phiền nhiễu: Loại bỏ các cuộc họp và tác nhân gây xao nhãng không cần thiết.

Lắng nghe và thấu hiểu: Cởi mở tiếp thu phản hồi của nhân viên về phương thức quản lý và thông tin cần thiết.

Tin tưởng và trao quyền: Trao quyền cho nhân viên và tin tưởng vào năng lực của họ, đồng thời chờ đợi báo cáo kết quả công việc.

Với Quiet Managing, người quản lý đóng vai trò hỗ trợ và dẫn dắt bằng chính tấm gương của mình, thay vì áp dụng mô hình quản lý hành chính cứng nhắc.

Quietly managed

Bài đăng của Adam Broda trên LinkedIn định nghĩa về Quiet managing nhận được nhiều tương tác thể hiện sự quan tâm lớn dành cho chủ đề này

Nguồn gốc của Quiet Managing

Sau đại dịch COVID-19, thế giới lao động chứng kiến sự bùng nổ của các xu hướng “quiet”: quiet quitting (nghỉ việc âm thầm), quiet firing (sa thải âm thầm), quiet cutting (cắt giảm nhân sự âm thầm). Trong bối cảnh đó, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp Adam Broda đã giới thiệu một khái niệm mới mẻ: “quiet managing” (quản lý âm thầm) trên nền tảng LinkedIn.

Bài viết của Adam Broda nhanh chóng thu hút sự chú ý và tạo ra cuộc thảo luận sôi nổi với nhiều ý kiến đồng thuận. Tuy nhiên, cụm từ “quiet managing” chỉ thực sự bùng nổ vào năm 2024. Tạp chí Forbes đăng tải bài viết về xu hướng này, thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Cùng thời điểm, một tài khoản TikTok chia sẻ lại nội dung bài báo Forbes đã nhận về 1,2 triệu lượt xem cùng vô số bình luận đồng tình.

Quietly managed

Tài khoản Tik Tok lifeandworkbutbetter thu hút sự chú ý của người dùng mạng xã hội với video chia sẻ về “quiet managing”

Sự bùng nổ của “Quiet managing” cho thấy sự quan tâm ngày càng cao của cộng đồng về phương pháp quản lý mới mẻ này. Nó phản ánh mong muốn của cả người quản lý và nhân viên trong việc xây dựng môi trường làm việc hiệu quả và tích cực hơn.

Vì sao xu hướng “quản lý âm thầm” ngày càng phổ biến?

Quietly managed

Sự bất cập của phương pháp quản lý truyền thống

Giám sát quá mức: Theo báo cáo Digital Work Trends 2023 của Slingshot, việc tăng cường giám sát và họp hành liên tục để giải quyết tình trạng “nghỉ việc trong tư tưởng” (quiet quitting) lại gây phản ứng tiêu cực. Gần 50% nhân viên cảm thấy bí bách vì bị soi xét quá mức, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Những cuộc họp không hiệu quả: Khảo sát của Leapsom cho thấy 25% nhân viên cho rằng họp hành là gián đoạn khó chịu nhất trong ngày làm việc. Hơn nữa, những cuộc họp không cần thiết ước tính gây tổn thất đến 100 triệu USD mỗi năm cho các công ty.

Thiếu định hướng và hỗ trợ: Mặc dù liên lạc thường xuyên, nhiều nhân viên vẫn phải tự xác định ưu tiên công việc và thời gian dành cho từng nhiệm vụ. Hơn 50% người tham gia khảo sát cho biết họ mất thêm 1-2 giờ mỗi ngày vì không được thông báo deadline cụ thể.

Nhu cầu thay đổi

Thay thế cho phương pháp quản lý truyền thống: Sự kém hiệu quả của phương pháp quản lý hiện tại thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm giải pháp thay thế tối ưu hơn, đó là “quiet managing”.

Nhu cầu của nhân viên trong bối cảnh bất ổn: Giữa làn sóng sa thải, nhiều người không thể “ngồi yên” nhưng cũng không dám nhảy việc vì rủi ro cao. Họ sẵn sàng thỏa hiệp và mong muốn được quản lý theo phương pháp “quietty managing”.

Làm thế nào để “quản lý âm thầm” – Quiet managing

Ngay cả cách tiếp cận quản lý “im lặng” cũng cần có sự giám sát. Trên thực tế, nhân viên khao khát được hướng dẫn và kỳ vọng rõ ràng.

Theo nghiên cứu của Slingshot, 42% nhân viên mong muốn được cung cấp ưu tiên rõ ràng và 30% mong muốn có thời hạn cụ thể cho công việc.

Guida cho biết: “Nơi nhân viên dành thời gian chính là nơi ưu tiên của họ – nhưng điều này thường không phù hợp với lãnh đạo của họ và các mục tiêu lớn hơn của công ty”. 

“Khi các nhóm thống nhất về cùng một mục tiêu và mục đích, nhân viên sẽ hiểu rõ về các ưu tiên cũng như kết quả mong đợi của họ và các nhà lãnh đạo có thể yên tâm rằng những việc đúng đắn sẽ được thực hiện kịp thời.”

Dưới đây là một số điều nên và không nên làm để quản lý nhân viên một cách âm thầm:

Quietly managed

Nên:

  • Hỏi: Mỗi nhân viên có nhu cầu riêng để làm việc hiệu quả nhất. Hãy hỏi họ cần gì để hỗ trợ công việc tốt hơn.
  • Lắng nghe: Tìm hiểu điều gì phù hợp với lực lượng lao động của bạn thông qua giao tiếp cởi mở.
  • Hành động hợp lý: Đặt ra mục tiêu và thời hạn rõ ràng, tránh kỳ vọng quá mức hoặc thay đổi liên tục.

Không nên:

  • Cho rằng: Không nên cho rằng nhân viên cần giám sát nhiều hơn khi hiệu suất kém. Hãy tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ trước khi đưa ra giải pháp.
  • Áp dụng cách tiếp cận “im lặng”: Quản lý im lặng không đồng nghĩa với “bỏ mặc”. Cần cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ để nhân viên tự tin hoàn thành công việc.

Tạm kết 

Quiet managing không phải là xu hướng nhất thời, mà là kết quả của sự thay đổi trong tư duy quản lý và nhu cầu của thế hệ nhân viên mới. Phương pháp này hướng đến việc xây dựng môi trường làm việc dựa trên sự tin tưởng, trao quyền và tự chủ, giúp khơi dậy tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển của cả nhân viên và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc kiểm tra kịp thời là điều cần thiết để chắc chắn đội ngũ tuyển dụng của mình đang làm việc có hiệu quả tốt, kế hoạch được triển khai đúng định hướng. Và để có thể xem xét tổng quan hiệu suất đội ngũ, việc sử dụng ATS như iVIEC Talent Management là điều cần thiết. 

HR Tech

Giá trị khi sử dụng iVIEC Talent Management:

  • Tăng hiệu suất: ATS tự động hóa các tác vụ thủ công như sàng lọc hồ sơ, lên lịch phỏng vấn, gửi email thông báo, v.v., giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho bộ phận tuyển dụng.
  • Lưu trữ tập trung: ATS lưu trữ tất cả dữ liệu ứng viên tại một nơi, giúp dễ dàng tìm kiếm, truy cập và quản lý.
  • Sàng lọc hiệu quả: Hệ thống cho phép sàng lọc hồ sơ ứng viên dựa trên các tiêu chí cụ thể, giúp tìm kiếm ứng viên phù hợp nhanh chóng.
  • Nâng cao chất lượng ứng viên: Hệ thống giúp lọc ra những ứng viên phù hợp với yêu cầu của vị trí tuyển dụng.
  • Theo dõi hiệu quả: ATS cung cấp các báo cáo chi tiết về hiệu quả tuyển dụng, giúp đánh giá và cải thiện quy trình tuyển dụng.
  • Tăng tính minh bạch: ATS giúp đảm bảo quy trình tuyển dụng công bằng và minh bạch cho tất cả ứng viên.

Để sử dụng ATS hiệu quả, doanh nghiệp cần đào tạo nhân viên về cách sử dụng hệ thống và xây dựng quy trình tuyển dụng phù hợp. Đăng ký demo giải pháp iVIEC tại đây