Mô hình 7S: Công cụ tối ưu chiến lược quản trị toàn diện

Mô hình 7S

Được phát minh vào cuối những năm 1970 nhưng cho đến nay, mô hình 7S  của McKinsey vẫn được nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng. Vậy mô hình 7S là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục thay đổi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường. Để vượt qua những thách thức trong kinh doanh, các nhà lãnh đạo đã áp dụng một công cụ hữu ích với tên gọi là: “Mô hình 7S” – phát minh vĩ đại của McKinsey. 

Vậy chính xác mô hình 7S là gì? Đâu là điểm quan trọng trong mô hình 7S của McKinsey? insider.iviec.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về mô hình qua bài viết dưới đây nhé!

Mô hình 7S là gì?

Mô hình 7S của McKinsey là một công cụ quản lý chiến lược toàn diện, được sử dụng để đánh giá và cải thiện hiệu quả hoạt động của các tổ chức, công ty hay doanh nghiệp. Mô hình này được phát triển bởi hai cựu chuyên gia của hãng tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey là Robert H. Waterman Jr. và Tom Peters vào những năm 1980.

Mô hình này bao gồm 7 yếu tố cơ bản, được chia thành hai nhóm:

3 đặc điểm quan trọng cần lưu ý khi áp dụng mô hình 7S của McKinsey

Tính toàn diện và khả năng tương tác

Mô hình 7S nhấn mạnh sự tương tác giữa các yếu tố. Để đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần xem xét và quản lý cả bảy yếu tố đồng thời, không chỉ tập trung vào một số ít. Sự tương tác này có thể lan truyền trong tổ chức, tạo ra một “làn sóng” ảnh hưởng toàn cầu. Ví dụ, một chiến lược hiệu quả yêu cầu cơ cấu tổ chức phải phù hợp với phát triển nhân lực.

Thay đổi liên tục

Mô hình 7S không phải công cụ tĩnh, mà cần thay đổi theo thời gian và tình hình của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường phải đối mặt với biến đổi không ngừng từ môi trường ngoại vi và nội vi. Để tồn tại và thịnh vượng, doanh nghiệp cần linh hoạt và sẵn sàng thích nghi với những thay đổi này. Điều này đòi hỏi theo dõi và điều chỉnh mô hình 7S liên tục.

Ứng dụng trong kinh doanh và công việc hằng ngày

 Mô hình 7S không chỉ dành cho cấp quản lý cấp cao, mà còn có thể áp dụng trong nhiều mức quản lý khác và các nhiệm vụ hàng ngày. Để mô hình này thực sự hiệu quả, nhân viên cơ sở cần hiểu và tham gia tích cực vào việc triển khai bảy yếu tố trong mô hình. Nhân viên có thể cung cấp thông tin và phản hồi về mức độ tương tác giữa các yếu tố trong quá trình làm việc, giúp điều chỉnh và tối ưu hóa mô hình 7S. Điều này giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu và thách thức đối với tổ chức.

Tầm quan trọng của mô hình 7S đối với doanh nghiệp

Đánh giá hiện trạng của doanh nghiệp

 Mô hình 7S giúp doanh nghiệp đánh giá hiện trạng của tất cả bảy yếu tố cơ bản trong tổ chức, từ đó nhận biết điểm mạnh và điểm yếu của mình.

Phân tích chiến lược

Mô hình 7S cung cấp phương thức tiếp cận toàn diện để phân tích chiến lược hiện tại của tổ chức. Điều này giúp doanh nghiệp xem xét khả năng thực hiện chiến lược trong tương lai bằng cách đối chiếu chiến lược với các yếu tố “mềm” và “cứng” khác nhau và đề xuất điều chỉnh cần thiết.

Thúc đẩy sự thay đổi của tổ chức

Mô hình 7S là công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy sự thay đổi và cải tiến trong tổ chức. Nó giúp xác định các yếu tố cần thay đổi và điều chỉnh để đáp ứng môi trường kinh doanh thay đổi liên tục.

Tối ưu hoá quy trình làm việc

Mô hình 7S giúp tối ưu hoá quy trình làm việc, cải thiện hiệu suất và năng suất lao động, giúp doanh nghiệp cạnh tranh và thích nghi với biến đổi môi trường kinh doanh.

Ưu điểm và hạn chế của mô hình 7S

Mô hình 7S

Một số lưu ý quan trọng khi thực hiện mô hình 7S trong doanh nghiệp

  • Tập trung vào khách hàng: Đảm bảo sự tập trung lắng nghe và chăm sóc khách hàng. Đào tạo đội ngũ nhân viên để họ có thể đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu của khách hàng.
  • Linh hoạt trong lãnh đạo: Sử dụng phong cách lãnh đạo linh hoạt để tạo động lực và động viên nhân viên. Điều này giúp thúc đẩy nhiệt huyết và sự cam kết trong tổ chức.
  • Chấp nhận và cải thiện: Chấp nhận sự thiếu sót và công nhận những nỗ lực của nhân viên. Hãy luôn nỗ lực để cải thiện các khía cạnh chưa tốt trong bộ máy sản xuất.
  • Tạo động lực: Hãy tạo động lực cho các quản lý để họ có khả năng xử lý hiệu quả các vấn đề đột ngột và triệt hạ chúng.
  • Môi trường học hỏi: Tạo môi trường thúc đẩy sự học hỏi và cởi mới. Khuyến khích nhân viên chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm để nâng cao tinh thần làm việc chung.
  • Kiểm soát nhân sự: Sử dụng cách kiểm soát khéo léo trong quản lý nhân sự. Định hướng nhân viên về quy định và giúp họ tránh phạm sai lầm.

Ví dụ về mô hình 7s

Để hiểu giúp bạn rõ hơn về những điều trên, sau đây, hrinsider.iviec.vn sẽ nêu ra ví dụ về mô hình 7s của MCDonald’s để thúc đẩy thay đổi cơ cấu tổ chức:

Strategy – Chiến lược: McDonald’s đã giành được một thị phần đáng kể thông qua phương pháp tiếp cận dẫn đầu về chi phí.

Structure (Cơ cấu): McDonald’s tập trung vào cấu trúc phẳng. Nhân viên làm việc như một nhóm gắn bó và dễ dàng tiếp cận với quản lý cấp cao nếu có các yêu cầu.

Systems (Hệ thống): McDonald’s được biết đến với việc liên tục đổi mới để giảm thời gian chờ đợi và làm cho toàn bộ chuỗi cung ứng và sản xuất của mình hiệu quả hơn – chẳng hạn như ứng dụng McDonalds mới và các ki-ốt tự đặt hàng.

Shared Values (Giá trị chung): McDonald’s hướng tới tính chính trực cao, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng, thuê nhân viên từ các nền tảng khác nhau, khuyến khích tinh thần đồng đội và cuối cùng, mang lại một số lợi nhuận cho cộng đồng bằng các giá trị cốt lõi như Phục vụ, Hòa nhập, Chính trực, Cộng đồng và Gia đình.

Style (Phong cách): McDonald’s thúc đẩy phong cách lãnh đạo có sự tham gia của những người cao niên với các nhân viên ở các cấp độ khác nhau để tìm kiếm phản hồi của họ nhằm cải thiện hoạt động và giải quyết xung đột.

Staff (Đội ngũ nhân viên): Với hơn 210.000 nhân viên, McDonald’s là một trong những nhà tuyển dụng lớn nhất trên thế giới.

Skills (Kỹ năng): McDonald’s thường xuyên đào tạo để cung cấp trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng và nhận các sự phản hồi của nhân viên.

Tạm kết

Là công cụ quản lý chiến lược hiệu quả đã được nhiều doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới áp dụng, mô hình 7S của McKinsey cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị. insider.iviec.vn hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm rõ mô hình 7S, cũng như có được sự lựa chọn của mình để quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả và toàn diện.

Theo dõi inisder.iviec.vn để cập nhật những mô hình kinh doanh, quản trị nhân sự hữu ích tương tự.

Tham khảo McKinsey 7s Model