Mẫu bảng đánh giá ứng viên cho bộ phận nhân sự

đánh giá ứng viên

Bảng đánh giá ứng viên là công cụ quan trọng giúp ghi nhận và lưu trữ thông tin, đánh giá về ứng viên. Đây là nền tảng để hội đồng tuyển dụng đưa ra quyết định chính xác sau các buổi phỏng vấn. Vậy làm thế nào để xây dựng bảng đánh giá hiệu quả và có những công cụ hỗ trợ nào cho HR? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bảng đánh giá ứng viên tuyển dụng là gì?

Đây là một mẫu biểu được thiết kế sẵn theo các phần của buổi phỏng vấn, cho phép nhà tuyển dụng ghi chép nhanh chóng các nhận xét và đánh giá về ứng viên, kèm theo phần chấm điểm.

Yếu tố cần có của một bảng đánh giá ứng viên hiệu quả

Không có mẫu chuẩn cho bảng đánh giá ứng viên tuyển dụng, vì nội dung và cách thiết kế tùy thuộc vào nhu cầu và tiêu chí của từng vị trí. Dưới đây là các yếu tố chi tiết cần có trong bảng đánh giá giúp HR phân loại được ứng viên hiệu quả: 

đánh giá ứng viên

Tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng vị trí tuyển dụng

Đầu tiên, HR cần liệt kê các tiêu chí đánh giá ứng viên dựa trên mô tả công việc của từng vị trí. Các tiêu chí này có thể bao gồm mức lương dự kiến, bằng cấp, kỹ năng, kinh nghiệm và năng lực cần thiết. Kèm theo đó là bộ câu hỏi kiểm tra để sử dụng trong quá trình phỏng vấn.

Bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên môn

Sau khi xác định các tiêu chí đánh giá, HR cần xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn xoay quanh những tiêu chí đó. Để đảm bảo tính chính xác và chuyên môn, HR nên tham khảo ý kiến của trưởng bộ phận cần tuyển để tìm ra những câu hỏi sát nhất với yêu cầu công việc.

Bộ câu hỏi phỏng vấn về tính cách và thái độ

Phòng Nhân sự cần tổng hợp và lựa chọn những câu hỏi nhằm đánh giá tính cách và thái độ của ứng viên. Điều này giúp hội đồng tuyển dụng xác định độ phù hợp của ứng viên với văn hóa doanh nghiệp và khả năng hòa nhập vào môi trường làm việc. Trong nhiều trường hợp, yếu tố này có thể quyết định việc tuyển dụng.

Yêu cầu về bằng cấp và chứng chỉ

Mặc dù không phải lúc nào cũng bắt buộc, nhưng đối với các vị trí yêu cầu chuyên môn đặc thù như kế toán, giáo viên, tài chính, các chứng chỉ và bằng cấp là rất quan trọng. HR cần lưu ý để chuẩn bị bảng đánh giá ứng viên phù hợp với những yêu cầu này.

Đánh giá tổng thể ứng viên

Sau khi hoàn thành các mục trên, HR nên dành thời gian để đánh giá tổng thể ứng viên sau khi kết thúc phỏng vấn. Những đánh giá này giúp hội đồng tuyển dụng có cái nhìn toàn diện hơn về ứng viên và so sánh khách quan giữa các ứng viên, từ đó đưa ra quyết định chính xác.

Mẫu bảng đánh giá ứng viên tuyển dụng

Thường mỗi buổi phỏng vấn diễn ra khá nhanh, và nhiều khi có quá nhiều ứng viên khiến HR không thể ghi nhớ hết tất cả. Đó là lý do ra đời của bảng đánh giá ứng viên tuyển dụng.

Dưới đây là một mẫu đánh giá ứng viên tuyển dụng đã bao gồm các tiêu chí cũng như thành phần đầy đủ, chuẩn hoá:

đánh giá ứng viên

Ưu, nhược điểm của bảng đánh giá ứng viên

#Ưu điểm

Giúp HR tập trung vào tiêu chí đánh giá: Khi đã có danh sách các tiêu chí và cách thức thực hiện, HR chỉ cần phổ biến và triển khai với phòng Nhân sự theo đúng kế hoạch. Biết trước cần tìm kiếm điều gì ở ứng viên giúp ban phỏng vấn tập trung vào quá trình phỏng vấn mà không phải ứng biến nhiều.

Đảm bảo tính chính xác

Đánh giá khách quan và chính xác: Việc ghi lại các chi tiết ấn tượng và đánh giá kèm theo số điểm ngay khi nghe ứng viên trả lời giúp hội đồng tuyển dụng đưa ra những đánh giá chính xác hơn so với việc ngồi lại bàn bạc sau phỏng vấn. Điều này làm cho quá trình sàng lọc trở nên nhanh chóng, chính xác và hiệu quả hơn.

Đánh giá nhất quán: Tất cả ứng viên đều được đánh giá trên thang điểm cố định, và mọi thành viên trong hội đồng tuyển dụng đều chấm trên bảng biểu với cùng tiêu chí, đảm bảo sự công bằng trong quá trình đánh giá.

Cải thiện năng lực của HR và trưởng ban bộ phận

Nâng cao chuyên môn và quản trị: Xây dựng bảng đánh giá hiệu quả đòi hỏi trưởng ban bộ phận phải nắm rõ chuyên môn và năng lực của vị trí cần tuyển, trong khi HR phải hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp. Việc này buộc nhà quản lý và HR phải nghiên cứu sâu và khai thác thông tin, qua đó nâng cao năng lực chuyên môn và quản trị.

# Nhược điểm

Thiếu sự tương tác giữa HR và ứng viên: Việc chăm chú chấm điểm và ghi chép làm cho HR khó quan sát được cách trả lời, cử chỉ, phong thái của ứng viên, dẫn đến nhận xét thiếu tính khách quan.

Thiếu sự linh hoạt

Giảm tự nhiên trong phỏng vấn: Chỉ tập trung vào các câu hỏi trong bảng đánh giá khiến buổi phỏng vấn mất đi tính tự nhiên và chủ động. HR sẽ không có nhiều cơ hội để tìm hiểu sâu về ứng viên.

Mất thời gian và công sức: Đối với các chiến dịch tuyển dụng số lượng lớn và gấp, như tuyển dụng nhân viên kinh doanh bất động sản hoặc nhân viên chuỗi nhà hàng, HR phải làm việc hết công suất. Việc vừa phỏng vấn, vừa ghi chép đánh giá, vừa thuyết phục trưởng bộ phận sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức.

# Giải pháp

Có một cách hữu hiệu để giải quyết các khó khăn trên là phân chia nhiệm vụ phỏng vấn. Ví dụ: 

Trưởng phòng chuyên môn: Phỏng vấn và đánh giá về chuyên môn của ứng viên.

Trưởng phòng nhân sự: Giám sát và xem xét tính cách của ứng viên.

Thư ký: Hỗ trợ ghi chép và tổng hợp thông tin từ các cuộc phỏng vấn để chuẩn bị cho cuộc thảo luận.

Phân chia nhiệm vụ như trên giúp tối ưu hóa quy trình phỏng vấn, đảm bảo các khía cạnh chuyên môn và tính cách của ứng viên được đánh giá đầy đủ và chi tiết.

đánh giá ứng viên

Công cụ hỗ trợ đánh giá, chấm điểm, lưu trữ thông tin ứng viên

Bảng đánh giá ứng viên không chỉ giúp quá trình tuyển dụng trở nên minh bạch và hiệu quả hơn, mà còn là công cụ quan trọng để đảm bảo rằng mỗi quyết định tuyển dụng đều dựa trên những tiêu chí và thông tin rõ ràng, chính xác. 

Dưới đây là 1 số công cụ hỗ trợ nhà tuyển dụng chấm điểm, đánh giá ứng viên: 

Microsoft Excel hoặc Google Sheets: Tạo và tùy chỉnh bảng đánh giá theo nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.

Phần mềm quản lý tuyển dụng: Sử dụng các phần mềm như Workable, Lever, hoặc Greenhouse để tạo và lưu trữ bảng đánh giá ứng viên một cách chuyên nghiệp và thuận tiện.

Mẫu biểu trực tuyến: Các trang web như Template.net, Smartsheet cung cấp các mẫu bảng đánh giá có sẵn, dễ dàng tùy chỉnh và sử dụng.

iVIEC Talent Management – Giải pháp ATS giúp phỏng vấn, chấm điểm, đánh giá ứng viên trên một nền tảng 

 iVIEC Talent Management với công nghệ lõi là Trí tuệ nhân tạo trở thành giải pháp giúp doanh nghiệp tạo dựng lợi thế bứt phá quan trọng trong cuộc canh tranh thu hút nhân tài khốc liệt. 

Hơn cả một hệ thống ATS, iVIEC Talent Management giúp bạn và đội ngũ: 

  • Tạo nguồn hồ sơ: Kết nối và tiếp nhận hồ sơ nhân tài ở khắp mọi nơi
  •  Xử lý hồ sơ: Tự động scan hàng ngàn hồ sơ và trích xuất dữ liệu chính xác với AI 
  • Sàng lọc: AI tự động chấm điểm và đề xuất hồ sơ phù hợp với vị trí tuyển dụng 
  • Nâng tầm thương hiệu tuyển dụng với website tuyển dụng thu hút, chuyên nghiệp
  • Báo cáo tổng quan và chi tiết giúp phân bổ nguồn lực hợp lý cho từng kênh, từ đó tối ưu chi phí tuyển dụng

Lấy tuyển dụng làm trọng tâm, iVIEC Talent Management mang đến bộ công cụ toàn diện để giải quyết các thách thức, tối ưu hiệu suất trong quá trình thu hút và quản lý nhân tài. 

đánh giá ứng viên

Bạn đang muốn tăng năng suất của chính mình lẫn đội ngũ lên 200% Đăng ký trải nghiệm ngay iVIEC Talent Management tại: 

Tạm kết

Bảng đánh giá ứng viên tuyển dụng là công cụ lưu trữ thông tin và nhận xét về ứng viên, đồng thời làm cơ sở cho hội đồng tuyển dụng đưa ra quyết định sau phỏng vấn. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bộ phận nhân sự lựa chọn được những ứng viên phù hợp nhất.

Thường xuyên truy cập insider.iviec.vn để không bỏ lỡ những thông tin về thị trường, xu hướng nhân sự và các báo cáo chuyên ngành mới nhất.